Hans Nguyễn là ai – Những câu nói hay nhất của ông

"Có 2 yếu tố rất quan trọng có thể giúp mình tránh rủi ro, tránh phạm sai lầm trong đầu tư. Đó chính là kiến thức và lòng tham."

by Namhelpyou
0 comments 149 Xem ngay

Ông Hans Nguyễn là ai – Những quan điểm của ông về Tài chính cá nhân sẽ giúp bạn khai mở!

Hi, Gặp lại các bạn vào những ngày đầu tiên của tháng 4. Trong bài viết này, Nam cùng bạn tìm hiểu một nhân vật được khá nhiều bạn trẻ thích đầu tư và tự do tài chính yêu thích. Đó là Ông Hans Nguyễn!

Ông Hans Nguyễn là Quản lý Cao cấp Đào tạo kênh phân phối Dragon Capital Việt Nam. Ông đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc ở tập đoàn đầu tư tài chính quốc tế, trong đó 8 năm đảm nhận vị trí Giám đốc đầu tư Zurich Insurance Group cùng với đó là hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý danh mục hơn 5 tỷ USD; Cố vấn tài chính mảng Private Banking & Wealth Management tại UBS AG các khu vực Zurich, New York, Luxembourg. Trong 14 năm làm việc tại Việt Nam, ông quản lý các quỹ đầu tư cổ phiếu, bất động sản và quản lý danh mục tài sản cho các gia đình thượng lưu.

Hans Nguyễn – Công việc hiện tại ở Dragon Capital như thế nào

Chia sẻ về công việc của mình, ông Hans Nguyễn – quản lý cao cấp đào tạo kênh phân phối của quỹ Dragon Capital Việt Nam (Dragon Capital) cho hay: “Để giải thích về công việc của tôi thì trước hết cần giới thiệu về Dragon Capital Việt Nam. Dragon Capital Việt Nam là một công ty quản lý quỹ đầu tư lâu đời đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1994”.

Và trong nhiều năm qua thì công ty cũng đã rất trăn trở với việc giúp cho các nhà đầu tư đại chúng có thể hiểu biết thêm về đầu tư tài chính bởi mặt bằng chung về kiến thức đầu tư vẫn còn đang hạn chế. Có rất nhiều người chưa hề nghe về kênh đầu tư chứng chỉ quỹ mặc dù cho họ biết về bất động sản, gửi tiết kiệm, vàng cũng như cổ phiếu,…

Chính vì thế mà công việc chính của ông chính là trang bị và truyền tải những kiến thức đầu tư và giúp cho các nhà đầu tư cá nhân, đáng chú ý là những người trẻ có thể hiểu hơn về tài chính cá nhân, cập nhật thêm những kênh đầu tư mới chẳng hạn như là chứng chỉ quỹ và quỹ ETF.

Và điều thứ hai là ông giúp cho các nhà đầu tư đã có tài sản có thể giữ được tài sản của mình để có thể đón chờ những cơ hội đầu tư tốt ở trên thị trường.

 Hans Nguyễn Là Ai - Money Talk

Những câu nói, quan điểm, góc nhìn của Ông Hans về tài chính & làm giàu

Cách để kiếm 1 triệu USD đầu tiên

Theo ông Hans – người từng giữ chức giám đốc đầu tư tại Tập đoàn Zurich Insurance Group của Thụy Sĩ trong 8 năm, hầu hết người dân nước này giàu nhờ chứng khoán. Trong khi đó, những người giàu và thành công nhất trong xã hội ở Mỹ đều làm về công nghệ.

Vị Quản lý Cao cấp này cho biết để có 1 triệu USD đầu tiên – mốc được coi là tượng trưng cho tự do tài chính, 4 yếu tố quan trọng nhất là vốn, kiến thức, thời gian và cơ hội.

Đầu tiên là vốn. Có vốn thì tiền đẻ ra tiền dễ hơn hết. Thêm vào đó phải có kiến thức, biết làm như thế nào với đồng tiền đó. Rồi còn cần thời gian, sức khỏe. Nếu không có tất cả những yếu tố này thì không làm được”, ông nêu quan điểm.

“Ai cũng muốn giàu nhanh, nhưng vấn đề là phải chọn được con đường nào khả thi, mình làm được. Ít người đi nhanh được lắm, đa số phải chấp nhận đi chậm”, ông cho biết.

Với những bạn không có nhiều kiến thức, chiếm đa số, tôi có lời khuyên là hãy tích góp. Để đầu tư, không có vốn nhiều cũng phải có vốn ít. Nghĩa là phải có vốn, chăm sóc ngân sách chi tiêu làm sao để vẫn có tích lũy, đặc biệt với các bạn trẻ. Ít cũng được, nhưng phải có, bởi đó là cơ sở không thể thiếu được để tới mốc 1 triệu USD”.

“Thứ hai là chọn con đường tốt nhất cho mình để đi nhanh nếu có thể, nhưng vẫn phải tìm cách đầu tư tích góp theo kiểu ‘nuôi heo 2.0’. Chóng hay chày cũng tới đích”, ông nói.

=> Đọc thêm: Top 4 cuộc sách hay về đầu tư chứng khoán

Mr Hans Nguyễn nói về hai cách làm giàu hiện nay 

Theo ông Hans Nguyễn, có thể tạm chia thành hai cách làm giàu: Nhanh và chậm.

Như thế, những cách làm giàu nhanh như là kinh doanh truyền thống, bất động sản, thương mại điện tử, youtube, tik tok, showbiz,… Và những cách này cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố như là vốn, kỹ năng và thời gian nên có rất ít người có thể làm giàu nhanh được, tạm ước tính là ít hơn 10%.

Hans Nguyễn - Một Triệu USD đầu tiên

Như thế, 90% còn lại là phải chọn làm giàu chậm bằng 2 con đường tự đầu tư chứng khoán hay là ủy thác đầu tư. Tự đầu tư cũng cần nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho nên có rất ít người thành công, chỉ khoảng 5%. Như thế là con đường hợp với số đông không cần có nhiều vốn và không có kiến thức cũng như kinh nghiệm, thời gian là ủy thác đầu tư. Điều kiện tiên quyết ở đây chính là phải kiên trì chấp nhận chậm.

Chia sẻ của Ông Hans Nguyễn về đầu tư trên thị trường chứng khoán

Trước thực trạng đó, một bạn khán giả đã đặt câu hỏi cho ông Hans về việc cần kiên nhẫn với thị trường hay kiên nhẫn với chính mình.

Bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này, ông Hans chia sẻ : “Hãy hình dung như một đứa trẻ khi đi ra khỏi nhà mà gặp trời mưa hoặc sấm chớp, thậm chí là có bão thường rất hoang mang và lo sợ. Tuy nhiên một người lớn, có kinh nghiệm thì những hiện tượng đó là rất bình thường. Thời tiết luôn có ngày nắng, ngày mưa, thỉnh thoảng có giông, bão. Thị trường chứng khoán tương tự như vậy, cũng có ngày lên, ngày xuống, thỉnh thoảng sẽ có khủng hoảng lớn hoặc nhỏ.

Nếu suy nghĩ như thời tiết thì đâu phải vì trời xấu hay trời đẹp mà mình không làm việc, đi ra ngoài hay ăn uống, gặp gỡ bạn bè. Đầu tư cũng vậy, điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu và chuẩn bị. Yếu tố kiên nhẫn ở đây chính là mình phải hiểu được rằng cơn giông nào cũng sẽ qua, mưa rồi sẽ tạnh. Thay vì hoang mang, mình cần biết mình cần làm gì trong thời gian này và chờ khi hết giông, bão”.

Nhắc đến bí quyết đầu tư, chuyên gia Đặng Nguyệt Minh từng chia sẻ: “Đầu tư chứng khoán cần có ăn có học”.

Tán đồng với ý kiến này, chuyên gia Hans Nguyễn cũng cho biết: “Có 2 yếu tố rất quan trọng có thể giúp mình tránh rủi ro, tránh phạm sai lầm trong đầu tư. Đó chính là kiến thức và lòng tham.

Anh nhận định, khi tham gia đầu tư bất cứ ngành nghề gì, cần có sự hiểu biết thật rõ ràng. Đồng thời, chúng ta cần kiềm chế lòng tham của bản thân.

Hans Nguyễn chia sẻ cách chọn kênh đầu tư tài sản

“Cho dù thị trường nào, ở chu kỳ nào cũng có cách đầu tư phù hợp để giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro, thậm chí vẫn có thể sinh lời. Chẳng hạn như khi thị trường biến động lớn, nhà đầu tư có thể giảm bớt kênh nhiều rủi ro như cổ phiếu và tăng thêm kênh ít rủi ro hơn như trái phiếu”, ông Hans Nguyễn phân tích.

Tùy theo nhu cầu, khả năng vốn, khẩu vị rủi ro, thời gian đầu tư, nhà đầu tư tự quyết định chọn kênh đầu tư phù hợp với mình. Nếu phối hợp các yếu tố thị trường với các kênh đầu tư mình biết, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội quan sát, từ đó có sự phẩn bổ tài sản, chuyển dịch kênh đầu tư hợp lý.

=> Đọc thêm: Đầu tư là gì

Đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường, ông Hans Nguyễn khuyến khích tìm hiểu về lĩnh vực đầu tư của mình, nắm bắt thông tin của doanh nghiệp muốn đầu tư, cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro để chọn được kênh đầu tư hợp lý trong từng bối cảnh thị trường. Như vậy, nhà đầu tư mới giảm bớt được rủi ro. Cụ thể khi thị trường biến động, nhà đầu tư có thể phân bổ lại tài sản đầu tư bằng cách giảm bớt đầu tư cổ phiếu và tăng đầu tư trái phiếu.

Trong trường hợp không tìm hiểu được, không có nhiều thời gian để theo dõi và quan sát, nhà đầu tư có thể chọn một quỹ mở để đầu tư một cách đều đặn. Các nhà quản lý quỹ với đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường sẽ đầu tư sinh lời giúp.

Với sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, sản phẩm quỹ đa dạng, có nhiều lựa chọn, nhiều công cụ, nền tảng để thực hiện đầu tư dễ dàng và hiệu quả.

Những lời khuyên chia sẻ về đầu tư & tự do tài chính

Đưa ra lời khuyên đầu tư chính dành cho người trẻ ông Hans Nguyễn nói rằng: “Trong đầu tư chúng tôi quan niệm thị trường tài chính giống thời tiết, có ngày xấu ngày đẹp thậm chí thỉnh thoảng có giông bão. Đó là bản chất của thời tiết và bạn không nên ngạc nhiên”.

Có một điều quan trọng nhưng mà nhiều người Việt Nam làm chưa tốt đó là mong đợi không hợp lý. Đám đông chưa có kinh nghiệm đầu tư nên thích càng nhiều càng tốt nhưng lại không thích mất nhiều. Trong khi nguyên tắc là muốn được nhiều thì phải chuẩn bị mất nhiều.

Để có thể đạt được tự do tài chính, từ kinh nghiệm thực tế thì ông Hans Nguyễn cho hay, các bạn cần phải làm tốt tài chính cá nhân để có thể tích lũy – điều kiện không thể thiếu để đầu tư. Tiếp đó là tìm hiểu từ thị trường và kênh đầu tư cũng như là cách thức đầu tư cũng như kiên trì bám theo kế hoạch.

Con số 5, 10 tỷ đồng hay 1 triệu USD là tượng trưng. Bạn cần bao nhiêu để tự do tài chính tùy vào phong cách sống của bạn. Sống đơn giản thì có thể tự do tài chính với 5 tỷ đồng, sống xa hoa thì 1 triệu USD cũng chưa đủ.

=> Đọc thêm: Thẻ tín dụng là gì–  Tầm quan trọng của thẻ tín dụng trong xã hội hiện nay

Lời kết & Cảm nhận của bản thân

Hans Nguyễn là một chuyên gia quản lý tài sản tại Dragon Capital Việt Nam. Ông chia sẻ kiến thức và lòng tham là hai yếu tố quan trọng để tránh rủi ro và phạm sai lầm trong đầu tư. Ông cũng khuyến khích nhà đầu tư mới tìm hiểu về lĩnh vực đầu tư của mình và chọn kênh đầu tư phù hợp với nhu cầu, khả năng vốn, khẩu vị rủi ro và thời gian đầu tư. Ông cũng nhấn mạnh rằng kiên nhẫn là yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong đầu tư.

Bản thân Nam khi xem hết chuỗi video chia sẻ của Ông trên Moneytalk nhận thấy sự điểm tĩnh, trải nghiệm sâu sắc về tài chính và đầu tư. Những lời khuyên của Ông là kinh nghiệm quý báu mà ta cần phải học hỏi, đúc kết cũng như áp dụng chúng vào thực tế kế hoạch đầu tư của mình. Mỗi người đếu có phong cách sống riêng nên kế hoạch tài chính và danh mục đầu tư cũng có nhiều khác biệt.

Tất cả phương pháp quản lý tài chính cá nhân đều nên áp dụng một cách linh hoạt nhất. Bản thân mình đã áp dụng các phương pháp quản lý tài chính cơ bản nhất như 6 chiếc lọ tài chính của T. Harv Eker từ 2012 khi còn là sinh viên đại học hay đến những phương pháp chuyên sâu hơn trong hoạch định tài chính cá nhân. Thực tế chỉ ra rằng hai yếu tố hàng đầu giúp bạn có thế làm tốt việc quản lý là hành động kỷ luật nhất quán và theo dõi doanh mục thu chi của bản thân hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Chủ động đầu tư, chủ động quản lý thì bạn mới có cuộc sống tốt hơn.

Tự do tài chính chỉ là một cộc mốc trong cuộc đời. Những không cần phải ám ảnh quá nhiều về nó. Trong tự do tài chính lại chia ra nhiều cấp bậc tài chính khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn ngay bây giờ lúc này là phải cho bản thân một lộ trình cụ thể từ An toàn tài chính đến độc lập tự do về tài chính. Có thể mất 10 năm, 20 năm, nhưng thành công và hạnh phúc có được là trên hành trình chính phục bạn nhé!.

~ Nam Hồ from Namhelpyou

“Cho đi là còn mãi “ Mong rằng bài chia sẻ ngắn này giúp bạn được điều gì đó.

Người chia sẻ: Nam Hồ from Namhelpyou

Nguồn tham khảo: VnExpress, CafeF, Dân Trí

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

Luôn có cách, đừng có lo!