2 phương pháp quản lý tài chính cá nhân tốt nhất dành cho bạn trẻ

Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của bản thân

by Mr. Nam Hồ
0 comments 119 Xem ngay

Hi, các bạn, Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng cần thiết để đạt được sự thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả và đúng cách. Trong bài viết này, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp quản lý tài chính cá nhân để đạt được mục tiêu tài chính của bản thân từ khi còn là sinh viên bạn nhé.

Hai phương pháp quản lý tài chính dưới đây sẽ phù hợp với các bạn từ khi bắt đầu kiếm được tiền cho đến khi bạn tích lũy được nhiều tài sản hơn. Mức phần trâm phân bổ vào từng danh mục sẽ tùy khả khả năng và phong cách sống riêng của từng bạn. Mặc dù tác giả phương pháp đã tiêu chuẩn hóa bằng một con số nhưng theo cá nhân Nam thì nên thay đổi theo từng trường hợp cụ thể sẽ tối ưu rất nhiều.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 chiếc lọ

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 chiếc lọ của T. Harv Eker là một trong những phương pháp quản lý tài chính hiệu quả nhất. Theo phương pháp này, chúng ta sẽ chia tiền ra thành 6 khoản tương ứng như sau:

  • Tài khoản 1: Đầu tư – 10% thu nhập: Tài khoản này chỉ dùng để đầu tư, tuyệt đối không tiêu. Mục đích là để tiền đẻ ra tiền. Đầu tư  chứng khoán, vàng, trái phiếu, góp vốn thì lấy tiền trong này ra mà đầu tư
  • Tài khoản 2: Tiêu dùng hằng ngày – 55% thu nhập: Dùng cho tất cả các khoản chi tiêu để duy trì cuộc sống hằng ngày của bạn: Ăn, mặc, ở, đi lại, . Nếu nhu cầu chi tiêu vượt quá khả năng tài chính thì hoặc là cắt giảm nhu cầu, hoặc là tìm cách kiếm thêm tiền, tuyệt đối không được chuyển tiền từ các khoản khác qua.
  • Tài khoản 3: Tiêu dùng dài hạn – 10% thu nhập: Mua đồ đắt tiền như iPhone, nhà, xe, cho con đi du học… dùng tiền ở đây. Muốn mua cái iPhone 20 triệu thì phải kiếm được 200 triệu hãy mua.
  • Tài khoản 4: Học – 10% thu nhập: Học tập cái gì mới giúp phát triển bản thân, tăng giá trị từ đó mới tăng được thu nhập.
  • Tài khoản 5: Hưởng thụ – 10% thu nhập: Hãy hưởng thụ bằng cách mời người khác đi ăn, đi du lịch trải nghiệm những điều mới mẽ ngoài xã hội.
  • Tài khoản 6: Cho đi – 5% thu nhập: Cho đi là con mãi!, chia sẻ nhưng yêu thương dành cho những người xung quanh để thấy cuộc đời còn nhiều thứ tươi đẹp hơn.

=> Đọc thêm: Hans Nguyễn- Những câu nói hay về tài chính cá nhân

Nam giới thiệu bạn phương pháp quản lý tài chính này bởi vì nó đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để thành công với cách này bạn cần kiên nhẫn và kỹ luật hành động một cách nhất quán mới có thể đạt hiệu quả. Đừng bao giờ nghĩa rằng số tiền kiếm được hàng tháng ít ỏi mà không tuân thủ. Hãy kỹ luật bạn sẽ có tất cả!. Tầm nhìn của bạn nên là 5 năm, 10 năm hoặc ít nhất là 1 năm. Đừng để giới hạn thế giới quan của bạn!

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân dành cho người trẻ 4.0

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50:50

Khi bạn bước lên một nấc thang mới về tiền bạn, và khi đó nếu bạn có thu nhập cao hơn, bạn có thể áp dụng phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50:50 của Tony Robbins. Theo phương pháp này, chúng ta sẽ chia thu nhập thành 2 phần:

  • 50% thu nhập dành cho tiêu dùng
  • 50% thu nhập còn lại dành cho đầu tư

Khoản tiêu dùng được chia thành các khoản như công thức 6 chiếc lọ của T. Harv Eker. Khoản đầu tư lại được chia thành 3 khoản:

  • 30% đầu tiên – Đầu tư mạo hiểm: Khoản đầu tư này nếu mất cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
  • 30% tiếp theo – Đầu tư kinh doanh: Mở công ty, góp vốn, nhập hàng, buôn bán… dùng khoản này. Đầu tư kiểu này có rủi ro nhưng thấp.
  • 40% còn lại – Đầu tư dài hạn: Mua đất, chứng khoán tăng trưởng, mua vàng cất giữ… Khoản đầu tư này lợi nhuận cực thấp nhưng không bao giờ mất, có thể coi đây là của để dành cho tương lai

Với phương pháp này, chúng ta có thể đầu tư một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu tài chính của bản thân trong thời gian dài. Một lần nữa, Các con số chỉ là tham khảo và cần được thay đổi tuy theo phong cách đầu tư của bạn và tổng tài sản, thu nhập bạn kiếm được hàng thàng. Nếu mỗi tháng bạn kiếm được 100tr hay 500Tr một tháng thì dành 50% cho tiêu dùng là không cần thiết, lúc đó bạn có thể phân chia tỷ lện là 20:80 cũng được nhé!.

Tại sao bạn phải quản lý tài chính cá nhân?

Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của bản thân. Khi bạn quản lý tài chính cá nhân tốt, bạn sẽ biết chính xác mình đang chi tiêu như thế nào, tiết kiệm được nhiều tiền hơn, đầu tư một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu tài chính của bản thân một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Ngoài ra, quản lý tài chính cá nhân còn giúp bạn:

  • Giảm bớt áp lực tài chính trong cuộc sống
  • Tăng khả năng tiết kiệm và đầu tư
  • Tạo ra một tài khoản dự phòng để đối phó với các tình huống khẩn cấp
  • Giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của bản thân một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Hoặc sẽ giúp bạn những điều đơn giản hơn như có thể có khoản tiền dư cho bố mẹ, có khoản tiền dư cho vợ/chồng của mình hoặc có những khoản tiền dư cho những món đồ mình yêu thích

Vậy, đừng bỏ qua việc quản lý tài chính cá nhân nhé!

Lời kết

Hai phương pháp quản lý tài chính cá nhân nói trên đều rất hiệu quả và được nhiều người dùng áp dụng. Bằng cách quản lý tài chính cá nhân một cách khoa học và đúng cách, bạn sẽ có thể đạt được mục tiêu tài chính của bản thân một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đừng chỉ đọc hãy hành động để thực hiện!. Sai thì sửa và tôi ưu từng ngày.

~ Nam Hồ from Namhelpyou

“Cho đi là còn mãi “ Mong rằng bài chia sẻ ngắn này giúp bạn được điều gì đó.

Người chia sẻ: Nam Hồ from Namhelpyou

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Chào bạn, chúc bạn một ngày tốt lành nhé